Lợi ích của việc ghép nhiều độ tuổi trong lớp học tại HEI Schools Saigon Central
Về HEI Saigon Central
Câu chuyện của chúng tôi từ năm 2004
Tại HEI Schools Saigon Central, chúng tôi tin rằng giáo dục tuổi đầu đời như một sản phẩm của một người thợ “may đo” dành riêng cho từng học sinh. Mỗi giáo án, mỗi tương tác trong lớp học đều phải vừa vặn với nhu cầu phát triển của từng học sinh, nhưng quan trọng hơn cả là nuôi dưỡng động lực tự học tập suốt đời trong từng cá nhân.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hiểu rằng 90% trí não và cảm xúc của trẻ đã phát triển gần như hoàn chỉnh trong 7 năm đầu đời. Đây là thời điểm quan trọng khi sức khỏe thể chất, cảm xúc, học thuật và tinh thần của trẻ bắt đầu định hình mạnh mẽ. Vì vậy, xa hơn việc đảm bảo sức khỏe tốt, tính cách lạc quan và tinh thần học tập suốt đời, chúng tôi luôn hướng đến việc cung cấp cho trẻ những trải nghiệm chăm sóc và giáo dục mang tính cập nhật dựa trên khoa học từ các trường ĐH Sư Phạm hàng đầu trên thế giới.
HEI Saigon Central qua những con số
Các cấp lớp tại HEI Schools
HEI Schools Saigon Central có 2 cấp lớp là Nhà Trẻ (dưới 3 tuổi) và Mẫu Giáo (trên 3 tuổi) được vận hành bởi các giáo viên & các nhà giáo dục tiêu chuẩn Phần Lan. Kết hợp đầy đủ khung chương trình Chăm Sóc và Giáo Dục Mầm Non Phần Lan (ECEC) và điều kiện giáo dục tại Việt Nam, mọi học sinh từ 12 tháng - 6 tuổi học tại trường sẽ luôn có những trải nghiệm học tập mang đậm tính cá nhân cho riêng mình.
Tiny Tots 1
(12 - 18 tháng tuổi)
Eager Explorers
(3 - 4 tuổi)
Tiny Tots 2
(18 - 24 tháng tuổi)
Lively Learners 1
(4 - 5 tuổi)
Tiny Tots 3
(2 - 3 tuổi)
Lively Learners 2
(5 - 6 tuổi)
Sự khác biệt của giáo dục mầm non Phần Lan?
Tại Phần Lan, tiêu chí chung của giáo dục không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống, giáo dục chính là cuộc sống. Giáo dục không có nghĩa chỉ là dạy kiến thức sách vở trong thời gian ngắn ngủi tại trường. Chừng nào còn xem đi học là tích lũy, là chuẩn bị cho cuộc sống thì chừng đó trẻ còn phải chạy theo những bài thi, áp lực mỗi khi đến trường và gánh nặng kiến thức, để rồi trở thành thụ động, phụ thuộc.
Giáo dục Phần Lan không chủ trương sắp xếp hoạt động học tập mang tính cạnh tranh, ganh đua giữa học sinh với nhau hoặc trừng phạt học sinh vì lỗi lầm hay điểm số. Học sinh có thể tham gia một số trò chơi chia nhóm, nhưng để tìm hiểu về cách thức làm việc nhóm hoặc khả năng lãnh đạo. Giáo viên không bao giờ khen một nhóm và chê các nhóm khác. Các nhà giáo dục tại Phần Lan tin rằng lời nhận xét mang tính khích lệ có tác động lớn đến cảm xúc của học sinh, đặc biệt là sự tự tin và lòng tự trọng. Những lời động viên mang hai ý nghĩa quan trọng, một là thúc đẩy thế mạnh của học sinh, hai là nhấn mạnh triết lý học tập suốt đời. Từ đó, học sinh có thể tìm ra hướng đi riêng của mình và không ngừng trau dồi bản thân một cách tự nhiên kể cả khi rời khỏi trường.