top of page

Góc nhìn HEI Schools #0: Các cột mốc phát triển từ 1 lên 2 tuổi

"Nếu có một lời khuyên dành cho ba mẹ thì ba mẹ hãy tận dụng tối đa 5-7 năm đầu đời này: dành thời gian chất lượng và tương tác thường xuyên với con, vì việc học như khoảng thời gian này sau này sẽ không bao giờ xảy ra một cách dễ dàng và tự nhiên như thế nữa."

"Nếu có một lời khuyên dành cho ba mẹ thì ba mẹ hãy tận dụng tối đa 5-7 năm đầu đời này: vì việc học sẽ không bao giờ dễ dàng như thế nữa."

Theo cô Karoliina Nygren, Giám Đốc Sư Phạm của HEI Schools (Phần Lan), khi con trẻ đạt 12 tháng tuổi, ba mẹ sẽ bắt đầu nhận thấy những thay đổi thú vị trong cách trẻ di chuyển, giao tiếp và khám phá thế giới xung quanh và việc tìm hiểu về các cột mốc phát triển có thể giúp ba mẹ chuẩn bị tốt hơn cho hành trình nuôi dạy con phía trước. Tuy mỗi đứa trẻ đều có thể phát triển theo tốc độ riêng, việc hiểu rõ về những giai đoạn này có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc liệu con có đang phát triển đúng tiêu chuẩn của độ tuổi hay có thể phải cần lưu ý hỗ trợ thêm.


Tại sao giáo dục sớm trong 5 năm đầu đời lại cực kỳ quan trọng?


Trong 5-7 năm đầu đời, não bộ của trẻ rất nhạy cảm với việc học hỏi và đặc biệt tò mò. Đây là nền tảng cho các sự phát triển về thể chất, thẩm mỹ, nhận thức, ngôn ngữ và kỹ năng trong tương lai, vì vậy ba mẹ cần tập trung đầy đủ và đều đặn tất cả các khía cạnh phát triển trong 5 năm quan trọng này.


Dưới đây là một số cột mốc quan trọng mà trẻ thường đạt được từ 1 đến 2 tuổi:


Cột mốc học tập và giải quyết vấn đề: Sẵn sàng xây dựng!


Ở độ tuổi này, trẻ rất tò mò và thích khám phá. Ba mẹ sẽ thấy chồng xếp chồng các khối gỗ, bắt chước hành động của những người xung quanh và thử những điều mới (dù đôi lúc trong mắt người lớn là hơi rủi ro). Vì vây, tại HEI Schools, các giáo viên thường sẽ khuyến khích sự tò mò này thông qua sự kết hợp giữa hoạt động nhóm và cá nhân, được thiết kế để kích thích sự phát triển nhận thức và kỹ năng xã hội. Ba mẹ cũng có thể tiếp tục thúc đẩy quá trình học tập này tại nhà bằng cách cung cấp những món đồ chơi phù hợp với sự phát triển, khuyến khích trẻ giải quyết vấn đề và sáng tạo ra những phương thức chơi mới.


Cột mốc xã hội và cảm xúc: Ba mẹ hãy đón nhận và trao cho trẻ nhiều hơn nữa những cái ôm!


Khi trẻ lớn lên, con sẽ bắt đầu thể hiện tình cảm một cách cởi mở hơn - đó có thể là cái ôm hay việc âu yếm đồ chơi yêu thích của mình. Giai đoạn này rất quan trọng cho sự phát triển xã hội và cảm xúc, và việc nuôi dưỡng tình cảm của trẻ bằng cách đáp lại bằng tình yêu thương sẽ giúp củng cố mối liên kết này.


Cột mốc vận động: Di chuyển nào!


Sự độc lập trở nên rõ ràng hơn khi trẻ bắt đầu tự ăn, đi bộ và thậm chí chạy. Ở giai đoạn này, chúng ta nên cung cấp nhiều thiết bị phù hợp với lứa tuổi để giúp trẻ luyện tập kỹ năng vận động thô và tinh một cách an toàn, từ leo trèo đến bò và mọi hoạt động khác.


Cột mốc giao tiếp: Hãy nói chuyện nào! 


Kỹ năng giao tiếp thường có bước nhảy vọt trong những tháng này, với nhiều trẻ bắt đầu tạo câu, liên kết từ với hình ảnh và làm theo các chỉ dẫn bằng lời. Đọc sách cùng trẻ có thể cải thiện đáng kể các kỹ năng ngôn ngữ sớm và giúp tạo nền tảng vững chắc cho việc học trong tương lai.


Trong 5-7 năm đầu đời, não bộ của trẻ rất nhạy cảm với việc học hỏi và đặc biệt tò mò.

Tại HEI Schools Saigon Central, các giáo viên thường ưu tiên phương pháp giảng dạy cá nhân hóa, phù hợp với con đường phát triển riêng của mỗi trẻ. Đôi lúc, giáo viên sẽ cần nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ và kết nối mạnh mẽ và ý nghĩa với trẻ, giúp trẻ hiểu rõ điểm mạnh và nhận ra những lĩnh vực cần phát triển của từng trẻ.


Để xem danh sách đầy đủ các cột mốc phát triển từ 12 đến 24 tháng, ba mẹ có thể tìm hiểu chi tiết qua website của CDC (Hoa Kỳ) tại ĐÂY.


Comments


Commenting has been turned off.
bottom of page