top of page

Every child is an artist. The problem is how to remain an artist once we grow up.

Trong suy nghĩ thông thường, nghệ thuật hay thủ công thường bị hạn chế trong một căn phòng nghệ thuật, nơi trẻ em ngồi giữa màu vẽ, cọ, giấy và bức tranh. Tại HEI Schools Saigon Central, chúng tôi tin rằng đã đến lúc người lớn chúng ta chấp nhận rằng cách trẻ học nghệ thuật thường sẽ khó có một giới hạn cụ thể - nó có thể phát triển ở bất cứ đâu và mọi lúc (learning happens everywhere and all the time).


Nghệ thuật không chỉ nằm trong khuôn khổ về kỹ thuật sử dụng màu hoặc chất liệu: nó là sự biểu đạt (expression), khám phá (exploration) và tưởng tượng (imagination). Bằng cách ra khỏi sự hạn chế của phòng nghệ thuật truyền thống, trẻ sẽ tiếp cận sự sáng tạo của mình một cách tự nhiên và ngẫu hứng hơn. Mọi không gian trở thành cơ hội cho sự khám phá nghệ thuật - một băng ghế trở thành nơi vẽ phác thảo, một bàn ăn trở thành phòng studio, và một cuộc đi dạo trong trường HEI Schools Saigon Central trở thành một nguồn cảm hứng không giới hạn.


Câu nói của Pablo Picasso "Every child is an artist. The problem is how to remain an artist once we grow up." khẳng định rằng khả năng sáng tạo của trẻ nhỏ là tự nhiên, nhưng sự sáng tạo đó có thể bị mai một khi trưởng thành. Từ góc nhìn của giáo dục mầm non, nhiệm vụ của chúng ta là nuôi dưỡng sự sáng tạo tự nhiên này trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Ba nghiên cứu khoa học đã minh chứng cho sự quan trọng của việc duy trì sáng tạo trong giáo dục.


Nghiên cứu của Torrance (1968) đã khẳng định rằng trẻ em sở hữu tiềm năng sáng tạo vượt trội. Ông đã phát triển Bài kiểm tra tư duy sáng tạo Torrance, qua đó cho thấy trẻ ở lứa tuổi mầm non có khả năng tư duy sáng tạo đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, khi lớn lên, nhiều người mất đi sự tự tin vào khả năng sáng tạo của mình do những yếu tố áp lực từ xã hội và giáo dục.


Tiếp theo, nghiên cứu của Csikszentmihalyi (1996) về "dòng chảy" (flow) chỉ ra rằng con người có khả năng phát triển sáng tạo cao nhất khi họ tham gia vào các hoạt động yêu thích và đắm mình trong nó mà không lo lắng về kết quả. Trẻ nhỏ luôn có khả năng tự nhiên để đạt trạng thái dòng chảy khi tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, nhưng khi lớn lên, sự chú trọng vào thành tích có thể làm mất đi cảm giác này.


Cuối cùng, Robinson (2006) trong nghiên cứu về giáo dục và sáng tạo đã chỉ ra rằng hệ thống giáo dục hiện đại thường đề cao kiến thức hàn lâm và kỷ luật hơn là nghệ thuật và sáng tạo. Điều này vô tình tạo ra một môi trường làm trẻ lớn lên mà không còn tin vào sự sáng tạo bẩm sinh của mình.


Do đó, để giữ cho mỗi trẻ em luôn là một nghệ sĩ, HEI Schools luôn khuyến khích và tạo môi trường học tập mở, sáng tạo và không sợ hãi trước thất bại. Việc đó giúp duy trì niềm tin vào sự sáng tạo trong suốt cuộc đời của mỗi con người.




In our conventional understanding, the realms of art are often confined to the four walls of an art room, where children sit amidst easels, paintbrushes, and canvases. However, at HEI Schools Saigon Central, it's time to challenge this notion and embrace the idea that children's art knows no bounds—it can flourish anywhere and everywhere.


Art isn't just about technique or materials; it's about expression, exploration, and imagination. By breaking free from the confines of the traditional art room, we allow children to tap into their creativity more organically and spontaneously. Every space becomes an opportunity for artistic discovery—a park bench becomes a sketching spot, a kitchen table transforms into a studio, and a walk in the neighborhood becomes a gallery of inspiration.

Comments


bottom of page